Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website: Cách tự triển khai CRO “like a pro”

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi là công việc mang tính chất quyết định khả năng tăng trưởng doanh thu của bất cứ mô hình doanh nghiệp nào. 

Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi website (CRO) là gì?

CRO (Conversion Rate Optimization) – tối ưu tỷ lệ chuyển đổi nghĩa là bạn kiểm tra, phân tích nhằm đưa ra những giải pháp thay đổi trên website để người dùng có thể thực hiện hành động theo mục đích của bạn như đăng ký, nhận tin, mua hàng …

Tại sao cần phải làm tốt CRO? Ở môi trường online, cụ thể là kiếm tiền affiliate marketing với website thì CRO là công việc bạn sẽ triển khai sau khi website bắt đầu có traffic & những lợi nhuận đầu tiên. Đây là công việc  làm dài hạn & không chỉ làm 1 lần.

Với người mới thì CRO là khái niệm khá trừu tượng & khó hình dung là nên làm gì.

Vì vậy, bài viết sẽ giúp bạn biết cách triển khai tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website (CRO) đơn giản và hiệu quả hơn.

Đồng thời giúp bạn hiểu đúng những thuật ngữ thường bị hiểu sai, nhầm lẫn trong lĩnh vực CRO này.

toi-uu-ty-le-chuyen-doi-website-scaled

A/B Testing là gì?

A/B testing hay Split testing là quá trình thử nghiệm 2 hoặc nhiều phiên bản khác nhau của một webpage hay một thành phần nào đó trên webpage mà bạn đang muốn đo lường tỷ lệ hiệu quả để tối ưu ra phiên bản tốt nhất phục vụ mục tiêu chuyển đổi đang nhắm đến.

ab-testing-la-gi

GỢI Ý

anh_expert

Nếu bạn hỏi mình học online về MMO, Kinh Doanh, Chạy Quảng Cáo ở đâu là oke nhất thì bấm vào link dưới đây xem xu hướng nhé. Hơn 60.000 người đang học chứ không chỉ riêng mình. Đừng tiếc rẻ vài trăm nghìn hoặc vài triệu, quan trọng là bạn học thêm được những kỹ năng gì !



Để dễ hình dung hơn, thì A/B testing chỉ đơn giản là những bước hành động sau:

  • Chọn ra một thành phần trên site mà bạn muốn thử nghiệm
  • Thực hiện một phiên bản thay đổi nào đó mà bạn cho rằng sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Bạn thử nghiệm phiên bản mới & phiên bản cũ bằng cách chia 50% traffic vào version mới & 50% traffic truy cập vào version cũ
  • Đo lường tỷ lệ chuyển đổi tại phiên bản nào cao hơn
  • Ra quyếy định & hoàn thiện version mới, thay thế version cũ kém chuyển đổi
  • Lặp lại quy trình trên với những vị trí muốn tối ưu trên site

Phân biệt A/B testing & Split testing

Về cơ bản, phần đông người làm digital marketing nếu không tìm hiểu kĩ sẽ nhầm lẫn 2 khái niệm này là một.

Vì đôi khi bạn sẽ nói là làm A/B test, khi thì bạn lại nói là “ừ cái này phải Split testing mới biết được hiệu quả không”

Cả 2 đều giống nhau về concept nhưng hình thức là khác nhau & khi triển khai, nó sẽ là 2 chiến dịch có những hành động khác nhau.

ab-testing-vs-split-testing

Cụ thể hơn với Split Testing, giải thích đầy đủ sẽ là Split URL testing. Việc thử nghiệm các phiên bản diễn ra ở quy mô rộng là một trang webpage nào đó. Bạn sẽ làm phép thử với các phiên bản khác nhau của 2 webpage & có sự thay đổi phần lớn các thành phần trên page (ví dụ như bảng so sánh, bảng giá, nút kêu gọi hành động).

Ví dụ:

Bạn đang cần test xem mẫu prelanding nào hiệu quả cho sản phẩm thuốc giảm cân. Bạn sẽ có 2 URL cần test:

  • 1 URL xây dựng Prelanding với format là Success story (Câu chuyện thành công) để kích thích mua hàng.
  • 1 URL bạn xây dựng Prelanding với format là bài phỏng vấn dạng thường thức khoa học với một bác sĩ trong ngành.

Lúc này campaign kéo traffic sẽ đổ vào cả 2 Prelanding page như nhau và xem tỷ lệ chuyển đổi của page nào cao hơn. Đây gọi là Split URL Test

Còn với A/B Testing, rất rõ ràng ở đây bạn chỉ có 2 phiên bản & hoạt động ở phạm vi nhỏ hơn. Bạn sẽ thử nghiệm phiên bản mới của 1 thành phần nào đó trên 1 webpage thôi.

Ví dụ: Với 1 page đó trên website, bạn sẽ thử xem nếu thay đổi nút kêu gọi hành động từ phiên bản hiện tại màu đỏ, sang 1 nút màu xanh. Thì nút nào nhận được nhiều lượt click chuột hơn. Đây là A/B testing.

Xác định mục tiêu CRO

Khi làm CRO, điều tiên quyết bạn cần phải có đó là xác định rõ mục tiêu muốn tối ưu là gì.

Nhiều người cảm thấy tối ưu tỷ lệ chuyển đổi website quá phức tạp, không biết bắt đầu từ đâu & khi triển khai thì rối rắm. Đó là vì họ chưa xác định rõ đang muốn hướng đến điều gì cho chiến dịch CRO đó.

Ví dụ:

  • Bạn đang xây dựng affiliate website thì mục tiêu “tối thượng” là khiến khách hàng nhấp vào affiliate link.
  • Nếu đang sở hữu một Lead Generation website thì mục tiêu duy nhất bạn cần đó là khiến cho khách hàng submit form để lại thông tin.

Vì vậy trước khi triển khai bất cứ chiến dịch CRO nào, hãy xác định rõ tại thời điểm đó mục tiêu bạn muốn tối ưu là gì và hành động chuyển đổi cụ thể bạn mong muốn là như thế nào (chẳng hạn như click link, submit form, đặt hàng …)

Checklist tối ưu tỷ lệ chuyển đổi của một affiliate website

CRO là chủ đề rất rộng, có thể được xem là một chuyên ngành trong Digital marketing vì vậy phạm vi một bài viết không thể nào bao hàm hết tất cả được cho bạn.

Để thu hẹp phạm vi tối ưu CRO ở một affiliate website, thì dưới đây là checklist những yếu tố bạn cần tối ưu:
Thông tin trong Bảng so sánh (Comparision Table)

Không phải tất cả bài viết commericial đều cần có bảng so sánh. Tuy vậy sản phẩm giá trị càng cao, công năng càng nhiều thì bạn càng cần có sự so sánh chi tiết tính năng của từng sản phẩm & có thiên hướng điều hướng KH tập trung vào sản phẩm bạn muốn họ mua nhất

toi-uu-cro-aff-site-515x1024
Chỉ riêng Summary Box đã có rất nhiều thứ để bạn thực hiện A/B testing & tìm ra winner!

1/ CTA (Call To Action)

CTA được thể hiện qua: Text CTA, Button CTA, Banner CTA… và có 2 yếu tố chính khi tối ưu CTA đó là

Nội dung lời kêu gọi: Click Here for the Best Deals, Grab Your 30% Discount Code…

Màu sắc của Text CTA hoặc màu sắc của Button

test-CTA

2/ Vị trí đặt #1 Product & cách thuyết phục rằng đó là #1 Product

Với top list article hoặc buying guide, việc bạn đặt vị trí sản phẩm top 1, top 2 quyết định tỷ lệ click link & quyết định KH bị thuyết phục bởi nội dung nào

top-1-1024x622

Thông thường đây là vị trí dành cho sản phẩm được rating cao, review tốt từ người mua & có thể là mang về profit nhiều nhất (giá trung bình-cao)

3/ Vị trí đặt Review Summary box & Comparision Table

A/B testing vị trí đặt các box đánh giá, bảng so sánh rất quan trọng.

Có khi bạn đặt ở đầu bài viết thì nhận được nhiều chú ý, được click link tuy nhiên có những nội dung thì giữa bài viết & cuối bài viết lại nhận được nhiều sự chú ý hơn. Tất cả chỉ là tiên đoán cho đến khi bạn thực hiện testing trong CRO.

4/ Hình ảnh sản phẩm

Hình ảnh sản phẩm rõ nét, chân thực, bao quát các khía cạnh, góc nhìn của sản phẩm sẽ mang về tỷ lệ convert cao

Công cụ hỗ trợ CRO

Khi làm CRO có 2 nhóm công cụ cần htiết đó là công cụ ghi nhận, thống kê traffic, visitor & nhóm công cụ bản đồ nhiệt để đo lường & theo dõi hành vì của khách truy cập trên trang. Cụ thể có:

  1. Công cụ ghi nhận, thống kê traffic:

2. Công cụ bản đồ nhiệt (Heatmap) tracking, đo lường hành vi của visitor trên website:

Kết

Để làm tốt CRO cho một affiliate website đòi hỏi bạn có sự tìm hiểu đủ sâu về hành trình mua hàng, điểm chạm khách hàng & hiểu sản phẩm mà mình đang quảng bá. 

Sau đó là triển khai vào từng elements nhỏ nhất trên money page, đo lường & ra quyết định tối ưu. Đây là công việc cần sự thực hành & tư duy liên tục, học hỏi liên tục từ những website mà “chính bạn cảm thấy ưng ý”, dần dần bạn sẽ lên trình & thực hiện CRO dễ dàng hơn.

? Bình luận?

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

(HOT) Bạn có thể nhận tư vấn của mình tại đây: https://hoi.dap/tu-van/

guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận