Quy tắc 72 là gì? Vì sao nhà đầu tư phải hiểu rõ quy tắc 72

Quy tắc 72 được hiểu nôm na như cách để xác định xem bạn sẽ mất thời gian bao lâu để tăng gấp đôi số tiền tích lũy với bất kỳ mức lãi suất nào.

1. Quy tắc 72 là gì?

quy-tac-72-la-gi-vi-sao-no-can-thiet-cho-nha-dau-tu

Quy tắc 72 được hiểu nôm na như cách để xác định xem bạn sẽ mất thời gian bao lâu để tăng gấp đôi số tiền tích lũy với bất kỳ mức lãi suất nào. Ví dụ như gửi tiết kiệm với mức lãi suất là 8%/năm, lấy 72 chia cho 8 sẽ được 9. Số 9 chính là số năm bạn phải đợi chờ để tăng vốn đầu tư ban đầu lên gấp đôi.

Tương tự như vậy ta có những khoảng thời gian tương ứng với mức lãi suất nhận được hàng năm. Đây cũng là một mẹo để bạn tính nhanh ra mức lãi cần thiết nhằm gấp đôi số tiền hiện có sau một số năm nhất định. Đơn giản như sau: Lấy 72 chia cho số năm sẽ ra mức lãi bạn cần kiếm được để gấp đôi số tiền bạn có trong một số năm nhất định.

Ví dụ: Bạn muốn gấp đôi vốn trong 10 năm thì cần kiếm được bao nhiêu lãi? Lấy 72 chia cho 10, bạn sẽ phải kiếm được mức lãi 7,2% để gấp đôi số vốn sau 10 năm. Giả dụ bạn muốn gấp đôi số tiền trong vòng năm năm thôi? 72 chia cho 5 là 14,4. Bạn phải kiếm được 14,4% một năm để gấp đôi số vốn trong vòng năm năm.

quy-tac-72-la-gi-vi-sao-no-can-thiet-cho-nha-dau-tu-1

Bạn cũng có thể dùng quy tắc 72 ngược lại để tính xem sau bao nhiêu năm số tiền của bạn sẽ gấp đôi, chỉ việc lấy 72 chia cho mức lãi suất. Ví dụ, bạn đang điều hành một quỹ đầu tư siêu lợi nhuận với mức lãi 20%. Bạn sẽ phải điều hành quỹ này trong bao nhiêu lâu để gấp đôi được số tiền ban đầu? Chỉ việc lấy 72 chia cho 20, kết quả là 3,6 năm

Quá tiện lợi!

Tham khảo Mở tài khoản chứng khoán tại VPS để được hưởng 0% phí giao dịch & rút tiền 24/7.

Click mở tài khoản Online trong 3 phút tại: https://openaccount.vps.com.vn

Room Cổ phiếu gợi ý: https://www.thamthien.com/nhomTVCK (Chức năng này hiện chỉ mở cho những NĐT mở tài khoản tại VPS, hãy nhập 6 số tài khoản để admin phê duyệt vào nhóm, nếu chưa có tài khoản đăng ký mở ngay tại đây)

Tóm lại, bạn có thể lấy 72 chia cho số năm để tính ra mức lãi cần thiết. Hoặc có thể lấy 72 chia cho mức lãi để tính ra số năm để gấp đôi số vốn

Bảng mô tả quy tắc 72, quy tắc này cho ta biết với lãi suất kép là con số cụ thể thì sau bao nhiêu năm ta làm ra gấp đôi tài sản của mình ban đầu. Quy tắc này sẽ tính ra một con số gần đúng nếu tính lãi kép hàng năm. Chống lạm phát: Thêm một ứng dụng nữa cho quy tắc 72. Bạn có thể dùng quy tắc này để tính ra sau bao nhiêu lâu sức mua của đồng tiền trong túi bạn sẽ giảm đi một nửa dưới ảnh hưởng của lạm phát. Chỉ việc lấy 72 chia cho tỉ lệ lạm phát.

Ví dụ, với lạm phát 3%, sau 24 năm (lấy 72 chia 3), giá trị thực sự của số tiền bạn cất giữ sẽ giảm đi một nửa. Với lạm phát lên đến 6%, thời gian sẽ ngắn lại chỉ còn 12 năm.

2. Cách áp dụng quy tắc 72 để tính tỷ lệ tăng trưởng

Về mặt bản chất công thức: 72 = Số % x số năm
Số %: ở đây chính là tỷ lệ % (Chúng ta lấy số đã nhân với 100%, có nghĩa là 10% thì lấy số 10 chứ không phải 0.1)
Số năm: ở đây chính là số năm cần để gấp đôi số tiền.

Như vậy công thức gồm 2 biến số là số % và số năm.
Chúng ta đang cần tính số %. Vì vậy chúng ta cần phải có số năm.

Quay lại các tỷ lệ tăng trưởng cần tính, chúng ta sẽ lấy ví dụ tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trong 10 năm với CTCP Vinamilk (VNM). Ta sẽ dễ dàng tìm được:

Doanh thu năm 2018: ~52629 nghìn tỷ VND
Doanh thu năm 2008: ~8380 nghìn tỷ VND

quy-tac-72-la-gi-vi-sao-nha-dau-tu-phai-hieu-ro-quy-tac-72-2

Bước 1: Tìm số lần doanh thu 2018 gấp 2008: lấy 52/8 thì được khoảng hơn 6 lần. Ta có thể lấy gần đúng là 6 lần.

Bước 2: Tìm số lần nhân đôi trong 10 năm: lấy 6/2 thì sẽ ra khoảng 3 lần nhân đôi.
(*Ở B1 và B2 này có thể làm theo cách là lấy số liệu năm 2008 và liên tục nhân 2 cho đến khi gần bằng số năm 2018)

Bước 3: Tìm số năm cần cho 1 lần nhân đôi, ta lấy 10/3 sẽ ra khoảng 3.33 năm gấp đôi 1 lần

Bước 4: Tìm tỷ lệ tăng trưởng bằng cách thế số năm này vào công thức của quy tắc 72
Tỷ lệ tăng trưởng = 72/3.33 = ~21%

Do trong quá trình tính toán chúng ta đã làm tròn khá nhiều, nên con số này khi tính nhẩm sẽ không chính xác hoàn toàn như khi lập bảng tính. Nhưng phương pháp này sẽ là công cụ giúp chúng ta có một cái nhìn nhanh chóng về mức độ tăng trưởng của một công ty trước khi đi sâu vào phân tích. Và đôi khi, chúng ta đã có thể loại được rất nhiều trường hợp chỉ nhờ việc tính nhẩm, từ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian tìm kiếm doanh nghiệp tuyệt vời.

Nguồn: Trích Sách Ngày đòi nợ

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(mua tích trữ cổ phiếu và làm giàu dưới tác động của lãi kép)

Hinh-3D-sach-Payback-Time-300x300
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận